Sự hình thành
04 năm xây dựng
02 lần Chính phủ ban hành Nghị quyết thông qua
01 lần xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội
Hội thảo quốc tế: hơn 300 tổ chức trong và ngoài nước, 30 tham luận
Chính phủ ban hành ngày 17/4/2023
04 chương, 44 Điều
Đối tượng áp dụng: cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài
Sự cần thiết
Thể chế hóa quy định của Hiến pháp và Pháp luật về quyền bảo vệ quyền cá nhân, quyền con người, quyền công dân, an ninh mạng
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật
Hài hòa với thông lệ, quy định quốc tế về bảo vệ dữ liệu cá nhân
Phát triển kinh tế xã hội, tạo nền tảng pháp lý cho hoạt động kinh doanh có liên quan tới dữ liệu cá nhân
Dữ liệu cá nhân đang được mua bán, mất, công khai trên không gian mạng, nhiều hành vi phạm pháp luật thiếu quy định xử lý
Nâng cao nhận thức, ý thức về xử lý dữ liệu cá nhân hiện nay
Mục đích
Đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân
Ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với việc xử lý dữ liệu cá nhân
Là tiền đề quan trọng cho việc triển khai, đúc rút và nghiên cứu xây dựng thành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Nguyên tắc
Hợp pháp: Dữ liệu cá nhân được xử lý theo quy định của pháp luật
Minh bạch: Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động liên quan tới xử lý dữ liệu cá nhân của mình
Mục đích: Dữ liệu cá nhân chỉ được xử lý đúng với mục đích đã được đăng ký, tuyên bố
Hạn chế: Dữ liệu cá nhân thu thập phải phù hợp và giới hạn trong phạm vi, mục đích xử lý, không được mua, bán
Chính xác: Dữ liệu cá nhân được cập nhật phù hợp với mục đích xử lý
An ninh: kiểm soát, xử lý Dữ liệu cá nhân phải áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật
Giới hạn thời gian: Dữ liệu cá nhân chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian phù hợp với mục đích xử lý
Giải trình: các bên Kiểm soát, Xử lý dữ liệu cá nhân có trách nhiệm chứng minh sự tuân thủ nguyên tắc xử lý dữ liệu cá nhân